Học, học nữa, học mãi...!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học, học nữa, học mãi...!

Câu lạc bộ Học Tập Tích Cực và Nghiên Cứu Khoa Học
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (1)

Go down 
Tác giảThông điệp
phamanhduc9c
Admin
phamanhduc9c


Tổng số bài gửi : 58
Join date : 17/04/2010
Age : 33

các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (1) Empty
Bài gửiTiêu đề: các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (1)   các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (1) EmptyWed Oct 13, 2010 12:16 am

Đây là tài liệu a lấy được bên EC, nên đừng bạn nào ngạc nhiên khi đã đọc cái tài liệu này nhé.


Thảo luận là một trong những hình thức trao đổi công việc thường được sử dụng nhất trong thời hiện đại. Do gánh nặng công việc lớn, chúng ta thường không tự mình làm hết công việc được mà sẽ phải phân chia trách nhiệm. Vì vậy, việc ngồi lại với nhau cùng bàn thảo ra một quyết định là điều kiện tiên quyết để công việc tiến hành thuận lợi.

Sau đây chỉ xin giới thiệu một vài điểm "nên" và "không nên" trong buổi thảo luận, đặc biệt chú trọng vào những vấn đề phát sinh do tâm lí của con người, và do thói quen của người Việt Nam.


A - TÂM LÍ CHUNG KHI THAM GIA THẢO LUẬN:

1. Suy nghĩ mang tính chất cảm tính nhiều hơn lí trí. Thường không chuẩn bị trước về mặt lí lẽ, bằng chứng.

2. Thói quen sử dụng suy nghĩ phản bác. Ít người có lối suy nghĩ phân tích - tổng hợp và mang tính xây dựng.

3. Thường không hài lòng, thậm chí khó chịu, khi có người khác không ủng hộ ý kiến của mình.

4. Có thói quen phản đối ngay lập tức khi mình không đồng tình. Nếu không được nói sẽ rất khó chịu.

5. Sợ mọi người không hiểu hết những gì mình trình bày, nên giải thích dài dòng, không tập trung.


B - NÊN:

1. Có một (và chỉ một) người chủ trì buổi thảo luận. Vai trò của người này là đưa ra các vấn đề, đặt câu hỏi, kiểm soát hành vi người tham gia thảo luận và tổng kết nội dung. Tất cả đều phải nghe theo hướng dẫn của người chủ trì.

2. Học cách lắng nghe.

3. Chuẩn bị trước cho những gì mình sắp nói. Trình bày vấn đề rõ ràng và tập trung. Trình bày dài dòng không chỉ làm cho mọi người khó theo dõi mà còn làm cho nội dung thảo luận trở nên phức tạp hơn. Bởi vì giải thích nhiều thì phát sinh nhiều điểm không đồng tình, làm sự khó chịu tăng cao hơn khi chưa nói được ra, và có xu hướng phản đối toàn bộ ý kiến.

4. Sử dụng ngôn từ thích hợp trong quá trình thảo luận: Đặc biệt tránh sử dụng ngôn ngữ phản bác và thiếu tôn trọng.

- Đồng tình: tôi tin rằng; tôi cho rằng ý kiến này hợp lí; theo tôi hiểu là ... và tôi không có ý kiến gì thêm.

- Không đồng tình: tôi hiểu bạn muốn nói rằng ... tuy nhiên ...; tôi ủng hộ bạn ở những điểm A B C, nhưng ở những điểm X Y Z, tôi chưa tán thành ...

- Giải thích: sở dĩ nói như vậy là do 3 vấn đề sau; tôi sẽ giải thích ý kiến ở trên 3 luận điểm ...

- Góp ý: từ những nguồn tài liệu ... tôi cho rằng điểm X nên ...; theo đánh giá ... tôi nghĩ vấn đề Y có thể giải quyết theo hướng ...

- Kết luận: tóm lại, tôi cho rằng; từ những vấn đề trên, có thể rút ra rằng ...

5. Nhìn mọi thứ một cách tổng quát, có hệ thống và có lí lẽ. Bạn có quyền bảo vệ quan điểm của mình, nhưng nếu lí lẽ của bạn "đuối", bạn nên đầu hàng quan điểm của người khác.

6. Sử dụng ngôn ngữ cơ thể hợp lí. Thể hiện mình thân thiện, cởi mở với những quan điểm trái ngược và đặc biệt, thể hiện bạn đang tập trung lắng nghe.


C - KHÔNG NÊN:

1. Ngắt lời người khác khi họ đang trình bày quan điểm.

2. Tỏ ra mình là người mạnh nhất, giỏi nhất.

3. Trình bày bất kì một vấn đề gì bằng lí do cảm tính và kinh nghiệm. Câu nói "tôi thấy thế" và "hãy nhìn cái này mà xem" luôn làm cho người khác bực mình.

4. Bắt đầu vấn đề của mình bằng những câu phủ định ý kiến của người khác. Câu nói "ý kiến của bạn sai rồi", hay "tôi không ủng hộ kế hoạch của bạn chút nào" ... là những câu nói xúc phạm và sẽ gây "thù hằn".

5. Nói lan man. Bạn vừa làm mất thời gian, vừa làm những người có kinh nghiệm về thảo luận và tư duy cảm thấy khó chịu.


D - THẾ NÀO LÀ ĐÚNG?

Ví dụ 1: Các bạn hãy đưa ra ý kiến về việc chuẩn bị hand-out cho buổi thảo luận tới:

Sai: Tớ thấy việc chuẩn bị cần được tiến hành nghiêm túc. Mình sẽ cần làm một cái hand-out khoảng 2 mặt, có thể in trên giấy thường thôi cũng được, chắc là in tầm 100 bản là đủ, bởi vì thảo luận của mình thường có từ 80 - 100 người tham gia mà. Tớ thấy là buổi lần này của mình làm về chủ đề Tim mạch, thế thì chắc mọi người cũng sẽ thích học những cái mang tính chất cơ bản như giải phẫu, sinh lí tim. Vì thế mình làm hand-out là danh sách các từ mới cho tim mạch thì rất thú vị. Mà chắc các bạn đều muốn học phát âm, nên mình sẽ làm hand-out theo dạng bảng, có từ tiếng Anh, nghĩa tiếng Việt và phiên âm Latin.

Lí do sai: Nói lan man, kèm theo những lời giải thích trước khi trình bày và vấn đề trình bày không hệ thống. Mặc dù cung cấp nhiều thông tin nhưng người nghe sẽ không nắm bắt được hết.

Đúng: Theo tớ như thế này:

- Về nội dung: mình làm về từ mới giải phẫu và sinh lí tim. Sẽ cung cấp nghĩa tiếng Việt và phiên âm.

- Về hình thức: làm 1 tờ hand-out khoảng 2 mặt giấy A4, in thường. Số lượng tầm 100 bản.


Ví dụ 2: Mọi người thấy ý kiến của bạn A như thế nào?

Sai: Không làm như thế được đâu. Nói thật là cái sinh lí tim rất là khó, đến tớ đọc tiếng Việt tớ còn chả hiểu gì huống chi ở đây là những em Y1, chúng nó vừa mới vào trường thì biết gì về sinh lí mà đòi đọc các thuật ngữ. Mà tớ thấy mình làm phát âm thì cũng hơi dở bởi vì mình làm gì có ai hướng dẫn mọi người phát âm. Theo tớ là chỉ làm về giải phẫu thôi, mà thế thì chỉ cần in 1 trang từ mới thôi là quá nhiều rồi í.

Lí do sai: Phản bác ngay từ đầu. Giải thích mang tính chất cảm tính. Mặc dù có quan điểm xây dựng nhưng cách phản bác sẽ làm cảm xúc lấn át hết các lí lẽ.

Đúng: Tớ hiểu ý kiến của bạn A, tuy nhiên, có 3 vấn đề sau tớ muốn trình bày:

1. Về mặt nội dung, tớ thấy làm về giải phẫu là ổn. Còn từ mới phần sinh lí, tớ nghĩ nên xem lại. Buổi thảo luận của mình có khoảng 50% là Y1 tham gia. Sinh viên Y1 chưa học sinh lí, tiếp thu từ mới sinh lí sẽ khó khăn. Tớ cho rằng mình nên dừng lại ở từ mới của giải phẫu.

2. Tớ ủng hộ việc trình bày nghĩa tiếng Việt. Còn phần phiên âm, mình cũng nên xem lại. EC mình chưa có ai đủ kinh nghiệm để hướng dẫn học phát âm. Nên tạm thời mình chưa nên cho vào vội.

3. Vì thế nên về mặt hình thức, tớ có ý kiến là chỉ làm 1 trang về từ mới phần giải phẫu thôi.


E - NÊN ĐỌC GÌ?

Tư duy trong thảo luận là vấn đề cốt lõi quyết định thành bại của buổi thảo luận. Có nhiều lối tư duy. Để đọc và hiểu hết có lẽ mất nhiều thời gian. Nhưng nếu các bạn có thời gian, nên đọc những nội dung sau:

1. Tư duy phản biện (Critical Thinking)
2. Tư duy song song (Lateral Thinking)
3. Tìm hiểu mình có lối tư duy tổng hợp hay phân tích.
4. Sử dụng bản đồ tư duy trong giải quyết vấn đề (Mindmap).
5. Kĩ năng thuyết trình và trình bày ý kiến.
Chúc các bạn thành công!
Về Đầu Trang Go down
https://hoctaptichcuc.forumvi.net
 
các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (2)
» các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (3)
» các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (4)
» các tài liệu đã gửi cho nhóm 3 (5)
» Cần tài liệu Y3

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Học, học nữa, học mãi...! :: Thông báo :: Các thông báo :: Tập huấn 10/2010 :: Nhóm 3-
Chuyển đến