Học, học nữa, học mãi...!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học, học nữa, học mãi...!

Câu lạc bộ Học Tập Tích Cực và Nghiên Cứu Khoa Học
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p3)- Cong cu tim kiem google

Go down 
Tác giảThông điệp
dorehg

dorehg


Tổng số bài gửi : 7
Join date : 12/05/2010
Age : 32
Đến từ : Ha Noi

phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p3)- Cong cu tim kiem google Empty
Bài gửiTiêu đề: phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p3)- Cong cu tim kiem google   phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p3)- Cong cu tim kiem google EmptyTue Jul 06, 2010 10:51 am

Con day la bai viet cua thay minh:
Báo cáoTìm kiếm tài liệu sinh học bằng google.
Bài 1(tiếp)Thư mục: .6- Một số từ khóa bổ sung của google:

intext:

Với từ khóa này Google sẽ chú ý đến từ chúng ta tìm thôi. Nó không chú ý đến những thứ khác. Bạn có thể không cần chứ năng này vì có chức năng tương đương của nó là nhập dấu nháy kép vào trước từ cần tìm.





Tuy nhiên đôi khi chúng ta cũng muốn màu mè chút mà





Cú pháp intext:từ_cần_tìm

index of:

Chắc hẳn đã có nhiều lần mọi người lướt web gặp những trang mà cho chúng ta duyệt theo thư mục .Gặp những trang hay, chứa rất nhiều tài nguyên trong đó. Nếu chúng ta quên ghi địa chỉ của nó lại thì khi chúng ta cần tìm lại chúng ta phải làm sao. Google sẽ giúp chúng ta.
Cú pháp index of/loai_tai_liêu_cân_tìm





Ví dụ index of/files.
Nhớ có khoảng trống giữa index và of nhé

What is:

Ngoài các từ khóa tìm kiếm nâng cao trên, Google cũng hỗ trợ việc tìm kiếm trực tiếp thông qua các câu hỏi tiếng Anh "How/When/What/Where/...."

Việc dùng từ khóa "What is ...." cho kết quả tương tự như từ khóa Define nhưng được nhiều kết quả hơn. Thông thường thì ta phải linh hoạt, nếu dùng Define cho ít kết quả hơn mong muốn thì hãy dùng "What is...."


Một ví dụ để mọi người thấy được hiệu quả của việc sử dụng từ khóa Define nè:

Khi dịch các tài liệu về Sắc ký bằng tiếng Anh, đôi khi ta bắt gặp cụm từ "Isocratic elution".
Nếu dùng các từ điển tiếng Anh phổ thông như LacViet, EngSTD, VNDict, .... kết quả thu được của từ "isocratic" sẽ là: "Chính thể đồng quyền" ????? chả liên quan quái gì đến sắc ký cả.
Nhưng nếu dùng từ khóa "define:isocratic" hoặc "define:isocratic elution"
http://www.google.com.vn/search?q=define%3Aisocratic+elution&sourceid=mozilla-search&start=0&start=0&ie=utf-8&oe=utf-8&client=firefox-a&rls=org.mozilla:en-US:official
ta sẽ thu về một kết quả rất hợp lý là: "A separation in which the mobile phase composition remains unaltered. The mobile phase may comprise of a single solvent or a pre-mixed mixture of...." tạm dịch là (tách đồng thể / tách isocratic, một quá trình phân tách mà ở đó, các thành phần còn lại của pha động được giữ nguyên không đổi, pha động có thể gồm một dung môi hoặc một hỗn hợp dung môi)

Music:

Từ khóa chuyên dùng để tìm kiếm âm nhạc.





Cú pháp: music:"tên bài hát/ban nhạc cần tìm"

Ví dụ: music:abba

Nhược điểm của công cụ này là các kết quả thu được chủ yếu là các sản phẩm chất lượng cao nhưng có-bản-quyền.
Movie:










Từ khóa chuyên dùng để tìm kiếm phim ảnh
Cú pháp: movie:"tên bộ phim cần tìm"

Công cụ này cũng tương tự như Music, có nhược điểm là chủ yếu cho các kết quả có bản quyền và mất tiền.

Từ khi google mua lại hãng YouTube thì công cụ này có vẻ như đã trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, đối với những ai thích xài hàng chất lượng cao thì cũng ko nên bỏ qua công cụ này.

7. Một số tiện ích khác của Google:

Đổi đơn vị:




Một trong những khả năng thú vị và hữu ích nhất của Google đó chính là bộ chuyển đổi đơn vị, chẳng hạn như tiền tệ, chiều dài, khối lượng, năng lượng,...

Để đổi inch sang cm bạn hãy gõ:

1 inch in cm hoặc inch in cm


Để đổi u (atomic mass unit) sang kg bạn hãy gõ:


1 u in kg hoặc u in kg


Google sẽ trả lại kết quả chính xác cho bạn. Bạn có thể đổi tất cả mọi thứ, nhưng hãy nhớ là gõ đúng ký hiệu của đơn vị mà bạn muốn đổi nếu không thì nên ghi tên đầy đủ của đơn vị đó ra.


VD: 12 kilograms in pounds

Công cụ tính toán:




Google cũng có thể là một chiếc máy tính đắc lực.
Hãy thử gõ: 4+2+5-9*8/2 bạn sẽ có kết quả chính xác. Google hỗ trợ cả các phép toán lượng giác, số mũ và thậm chí là cả logarith.


Viết và cân bằng phản ứng hóa học:


Hãy nhập thử cụm từ sau vào ô tìm kiếm của google và xem kết quả:

chemical equation: Cu +HNO3

8. Một số tính năng mới của Google:


Hiện nay để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dung và cũng là để tăng cường năng lực cạnh tranh với các hãng tìm kiếm thông tin khác, google đang phát triển thêm một số sản phẩm với nhiều tính năng mới. Tuy nhiên, đối với các công cụ này mình ko có nhiều kinh nghiệm sử dụng lắm, chỉ xin giới thiệu nó với mọi người thoai.

Google Desktop 4 hỗ trợ mọi người khai thác trực tiếp những ứng dụng tương tác nhỏ của tính năng Sidebar trong sản phẩm mà không cần tải phần mềm hay mở trình duyệt web. Desktop 4 được tích hợp với những dịch vụ khác của Google như mạng xã hội Orkut hay công cụ lịch trình Google Calendar. Phần mềm này cũng có thể được cấu hình tự động để tạo một trang chủ tùy biến.

Google Notebook cho phép người sử dụng bấm vào kết nối "note this" (ghi nhớ thông tin này) nằm ở cuối mỗi kết quả tìm kiếm và lưu dữ liệu đó vào một sổ tay ảo. Mọi người có thể kéo - thả thông tin từ website và gửi e-mail Notebook cho người khác.

Google Trends, sẽ minh họa bằng đồ thị xu hướng quan tâm của người dùng trên toàn thế giới đến về bất cứ từ khóa, thuật ngữ nào. "Nếu bạn là một nhà quảng cáo và muốn tìm hiểu xu hướng, nhu cầu về sản phẩm nào đó tại mỗi vùng miền khác nhau, Google Trend sẽ mang đến nhiều thông tin rất hữu ích", Jonathan Rosenberg, Phó giám đốc quản lý sản phẩm của Google, khẳng định.
Thông tin trên Google Trends có được chính là dựa trên các từ khóa mà bạn sử dụng khi tìm kiếm, mức độ sử dụng thường xuyên của các từ khóa sẽ được cụ thể hóa thành biểu đồ.

Google Co-op, tạo điều kiện cho mọi người đóng góp những kinh nghiệm của bản thân, tức họ có thể dán nhãn (label) hay gắn (tag) trang web mà họ biết về một chủ đề nào đó để Google sẽ hiển thị trên trang kết quả tìm kiếm.

Chương tình tìm kiếm bản đồ và hình ảnh vệ tinh Google Earth. "Google Earth tạo điều kiện cho bạn đi du lịch theo kiểu mới. Tôi đã leo lên đỉnh Everest rất thoải mái tại... phòng làm việc", Schmidt hài hước nói.

Dịch vụ Google Maps (maps.google.com), còn gọi là GMap. Dù còn là phiên bản thử nghiệm, GMap đang có sức hấp dẫn đặc biệt tại Mỹ. Với bản đồ GMap, người xem có thể tìm đến bất cứ bang nào tại Mỹ, chỉnh tầm nhìn thật gần đến từng đường phố và dễ dàng di chuyển từ vùng này qua vùng khác bằng cách bấm vào các nút mũi tên ở góc bản đồ. Dựa vào sức mạnh tài chính của mình, Google không giấu giếm tham vọng mở rộng dịch vụ tìm kiếm trên bản đồ GMap thành dịch vụ toàn cầu.

Bài 2: Những kiến thức và kỹ năng cần có để nâng cao hiệu quả tìm kiểm.

1.Hiểu biết về Google và Internet:
Nhiều bạn sẽ cho rằng đây là một yêu cầu ngớ ngẩn và nực cười, nhưng thực ra nó rất quan trọng.

Hiểu biết về Google ở đây không chỉ là hiểu biết về các từ khóa của Google mà còn phải hiểu biết về khả năng tìm kiếm, thuộc tính tìm kiếm và cách sắp xếp kết quả tìm kiếm của Google. Nói chung, có một số điểm cần lưu ý như sau:

- Kết quả của Google được sắp xếp theo một quy tắc chung mà Google cho là tốt nhất, thường thì nó gồm: số Link link đến website đó, nội dung của Link link đến site đó, PR của page đó, ngôn ngữ và vùng địa lý của người sử dụng…. và số từ khóa phù hợp (với người dùng thì đây thường là tiêu chí có ý nghĩa hơn cả). Dựa vào những tiêu chí như trên mà Google đánh giá điểm của 1 site đối với từ khóa đang được truy vấn, thông thường, nếu bạn tìm kiếm một trang web thì chính site đó hoặc những site liên kết đến site đó sẽ là quan trọng nhất. Tuy nhiên, vì các tiêu chí để đánh giá, chấm điểm cũng khá nhiều và phức tạp như vậy và các trang khoa học thì thường lại không chú trọng đến PR nên đôi khi tìm kiếm các tài liệu và thông tin về sinh học, những kết quả hiện ra trong những trang đầu tiên của Google có thể là những kết quả phổ biến nhất nhưng chưa chắc đã là hay nhất. Ngoài ra, do các tiêu chí này mà đôi khi kết quả tìm kiếm bằng Google.com sẽ cho ra khác với Google.com.vn.

- Thuộc tính tìm kiếm của Google là tìm kiếm trên website, có nghĩa là nó chủ yếu tìm kiếm các văn bản, dữ liệu có thể hiển thị trên web, đối với các văn bản có định dạng không phải .html hoặc .htm thì Google bao giờ cũng tạo ra một bản sao có định dạng .html để người dùng có thể tham khảo trước khi lựa chọn, đây là một điều nên chú ý khi tìm kiếm vì đôi khi có các file giáo trình hoặc bài giảng có định dạng .pdf và .ppt dung lượng khá lớn, ta nên tham khảo trước nội dung xem có phù hợp không rùi hẵng lựa chọn để đỡ tốn dung lượng download. Thuộc tính này cũng làm hạn chế khả năng tìm kiếm của goolge đối với các định dạng media. Ví dụ, đối với từ khóa “filetype:” từ khóa này sẽ hầu như không cho kết quả nếu bạn dùng định dạng file là mp3 hoặc wma, …. Hiện nay, về lý thuyết Google đã hỗ trợ đến 13 định dạng tìm kiếm, tuy nhiên, nói một cách công bằng, nó vẫn chủ yếu mạnh trong các định dạng văn bản thoai, ngay cả các file flash chẳng hạn, có hỗ trợ “filetype:swf” nhưng bình thường tớ ít khi thu được kết quả hài lòng khi tìm kiếm với từ khóa này. Nhìn chung, với các file mp3, wma, …. nếu thuộc loại âm nhạc hoặc phim ảnh thì nên vào các trang tìm kiếm âm nhạc hoặc điện ảnh riêng, nếu thuộc thể loại khoa học thì … bó tay, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm và kết quả tích lũy từ các lần tìm kiếm trước, trong trường hợp này, cách tốt nhất có lẽ là nên vào các trang khoa học chuyên về lĩnh vực đó. Đối với các flash thì cũng tương tự, ngoài trang web video lớn nhất hiện nay là Youtube, có lẽ cách tốt nhất vẫn là nên lần về chính những trang web của lĩnh vực đó (thật ra cũng phải dựa vào kinh nghiệm và kết quả tích lũy nữa, cái này tớ sẽ share cho các bạn trong 1 bài khác sau)


Ờ, tý quên, cho 1 cái ví dụ luôn. Chẳng hạn hôm nọ vợ tớ bên BK phải làm tiểu luận môn Sinh học phân tử về RNAi, hì hục hì hục lên tìm đoạn video cho chủ đề này. Mọi người thử tìm với các nhóm từ sau và xem kết quả nhé:
RNAi filetype:wma

RNAi filetype:mp3

RNAi filetype:swf

may ra thì cái cuối cùng cũng còn tạm chấp nhận được đúng không.

Nhưng mà kết quả đó không thể nào hay bằng file này: http://www.nature.com/focus/rnai/animations/rnai_revised_500x280.wmv

Đây là một video được trình bày ở dạng 3D có thuyết minh, chất lượng cực cao (dĩ nhiên là dung lượng cũng cao theo). Hehe, ai tò mò thì thử down về mà xem, đảm bảo phê luôn, xong rùi mê luôn.


Nhân tiện hôm nay có bạn Dương nói về tìm kiếm hình ảnh trên Google, mình cũng trình bày kinh nghiệm luôn, đó là vì thuộc tính của Google là tìm kiếm trên web, nên khi tìm kiếm bằng Google image, kết quả thu được cũng chỉ là các hình ảnh được lấy ra từ web, có khi trong trang đó có cụm từ mình tìm nhưng hình ảnh thì chả liên quan gì đến chủ đề mình muốn cả.

Ví dụ, tìm kiếm từ khóa Cancer (ung thư) với Google image, kết quả cho ra sẽ thế này:

http://images.google.com.vn/images?q=cancer&hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mo...

Không những lổn nhổn cả cua mà có khi còn cả chòm sao con cua cũng được đưa vào (không bít cái này hôm trình bày mình nói chưa, trong tiếng Latinh, ung thư là onco, còn trong tiếng Hy Lạp, ung thư là Cancer còn có nghĩa là con cua, ám chỉ trạng thái di căn của ung thư cũng như những cái chân, cái càng của con cua, hoặc như một cái rễ cây lan đi khắp cơ thể).

Nhưng dù sao, kết quả này cũng còn là may chán, vì có nhiều khi, tìm kiếm hình ảnh bằng Google image kiểu này có khi còn cho kết quả từ một trang diễn đàn, khi đó, avatar của các thành viên cũng được xem là ảnh, mà dĩ nhiên là nó chả liên quan quái gì đến cái chủ đề mà họ đang thảo luận.

Do đó, khi tìm kiếm hình ảnh cho các slide khoa học, thì mình nghĩ, cách tốt nhất là nên tìm kiếm trong các slide luôn (với từ khóa là filetype:ppt), vì đó thường là các Lecture của các giáo sư trên thế giới, mình sẽ không chỉ thu được rất nhiều hình ảnh đẹp mà còn có được một số thông tin định hướng rất có ích cho bài thuyết trình của mình. Tất nhiên là cũng nên tham khảo các kết quả của Google image nữa, hihi, dù sao cũng không nên cực đoan quá và khi tìm với Google image thì cần phải chịu khó kiên trì, nhìu khi ảnh khoa học dù rất đẹp nhưng trang web không được PR tốt thì kết quả có khi vẫn nằm bẹp dí ở cuối.


Tiếp theo là hỉu biết về Internet. Có rất nhiều điều cần phải học hỏi về Internet để nâng cao hiệu quả tìm kiếm, nhưng ở đây tớ chỉ xin lưu ý đến đặc điểm lưu trữ tài liệu trên Internet thoai. Đôi khi, để tìm kiếm tài liệu trên Internet, ta cần phải lục lọi trong các kho lưu trữ trên Net.



Một trong những giao thức chủ yếu dùng để lưu trữ tài nguyên trên Net là quản lý thư mục Index of. Khi gặp các trang web loại này, ta có thể thấy được các dữ liệu lưu trữ rất toàn diện, từ tranh ảnh, tài liệu, phần mềm, hồ sơ nhân sự, …. tất cả mọi thứ.Ví dụ các bạn có thể tham khảo một số dưới đây:

http://www.ibt.ac.vn/PBL/proteomics/

http://www.flychip.org.uk/kreil/pub/

http://greengenes.lbl.gov/Download/Sung_Lab_Picts/

http://greengenes.lbl.gov/Download/Protocols/

http://xeon.concord.org/workspaces/CCAtoms/Molecular/CCAtoms/Scripts/

http://www.chip.org/proteomics/teaching/hst_480/ps/ps2_3/

http://ftp.sas.com/techsup/download/SDS/

http://www.proteincentre.com/images/

http://www.bioinformatics.csiro.au/bioconductor/

http://www.macfast.ac.in/gen/gen/bio/proteomics/

http://www.nap.edu/readingroom/books/ (thư viện giáo trình của cả 1 trường ĐH đấy)

http://www.stanford.edu/group/nolan/protocols/

http://www.dur.ac.uk/resources/biological.sciences/services/proteomics/

http://proteomics.bioengr.uic.edu/teaching/bioe240/

http://www.cs.duke.edu/brd/Teaching/Bio/asmb/Papers/MS-proteomics/

http://web.mit.edu/seven/src/biojava-1.10/resources/org/biojava/bio/proteomic...

Qua một số trang ở trên, chắc hẳn các bạn đã thấy rõ đặc điểm lưu trữ và tính chất đa dạng kiểu file được lưu trữ theo dạng này rồi. Cũng qua các trang ví dụ này, các bạn có thể rút ra 2 đặc điểm chung của chúng: 1 là trong tiêu đề có từ “Index of”, 2 là trong phần lưu trữ có cụm “Parent Directory” do đó để tìm kiếm các trang kiểu này, ta có thể sử dụng cụm từ tìm kiếm sau: “Intitle:”Index of”” hoặc “”parent directory”.

Ngoài ra, khi tìm kiểm các tài liệu còn bản quyền, ta nên chú ý sử dụng mạng chia sẻ P2P qua các phần mềm Bitorent hoặc Emule, hoặc đơn giản hơn là tìm kiếm trên các free host phục vụ lưu trữ như Rapidshare hoặc Megaupload, các tài liệu sinh học có bản quyền thường cũng hay được người dùng Internet trên toàn cầu chia sẻ trên 2 trang này, và các bạn có thể tìm kiếm nó bằng Google.

Để tìm kiếm tài liệu trên Rapidshare hoặc Megaupload, rất đơn giản bạn chỉ cần gõ cụm từ tìm kiếm: “rapidshare.com tên_tài_liệu_cần_tìm” hoặc “rapidshare.de tên_tài_liệu_cần_tìm” hoặc “megaupload.com ten_tai_lieu_can_tim”.


1.Hiểu biết về cái mình cần tìm:

Để tìm kiếm một cách có hiệu quả thông tin hoặc tài liệu mà mình cần trước một biển thông tin vô hạn của Google thì chúng ta cần phải am hiểu về chính lĩnh vực hoặc tài liệu mà mình cần tìm kiếm, từ đó đưa ra các từ khóa hợp lý, để có thể giới hạn kết quả ở mức phù hợp nhất, không quá ít để không bỏ phí các tài liệu, nhưng cũng đừng quá nhiều để đơn giản hóa quá trình tìm kiếm.

Ví dụ 1: để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến cơ chế di truyền phân tử bệnh ung thư, ta có thể tìm kiếm bằng cụm từ: “cancer”, kết quả cho ra là 226 triệu kết quả khác nhau. Để giới hạn kết quả, ta có thể giới hạn kiểu file là .pdf, vì đây là kiểu file mà các giáo trình nước ngoài thường được sử dụng. Từ khóa “cancer filetype:pdf” cho ra 29.200.000 kết quả, vẫn là rất khổng lồ. Đến đây, ta tiếp tục bổ sung từ khóa bằng chính những hiểu biết về ung thư, vì đang tìm hiểu về cơ chế di truyền, ta bổ sung thuật ngữ “genetic”. Từ khóa “cancer filetype:pdf genetic” cho ta 1.740.000 kết quả, vẫn còn rất nhiều, ta có thể bổ sung tiếp các cụm từ “oncogene” “p53” “pRB” “p16” “p21”. Từ khóa “cancer filetype:pdf genetic oncogene p53 pRB p16 p21” chỉ còn 13.600 kết quả, ….. cứ theo cách bổ sung từ khóa như vậy, kết quả của ta có thể giới hạn được thêm rất nhiều. Rõ ràng, ở đây, các hiểu biết về lĩnh vực đang tìm hiểu sẽ quyết định kết quả tìm kiếm của chúng ta.

Ví dụ 2: để tìm kiếm các tài liệu liên quan đến Sắc ký trao đổi ion, bước đầu tiên, ta dùng cụm từ “ion exchange chromatography”, thu được 1.460.000 kết quả. Thêm ngoặc kép vào cụm từ tìm kiếm, ta thu được 1.080.000 kết quả. Vì ta đã biết rằng Sắc ký vốn là một phương pháp hóa lý và sắc ký trao đổi ion được sử dụng trong CN Hóa học có thể còn được dùng để tách các chất vô cơ và hữu cơ khác, không đúng với mục đích của ta là tìm tài liệu sinh học, do đó, để tìm được tài liệu đúng mục đích, ta thêm từ “protein”, kết quả thu được là 875.000, giới hạn file ở dạng .pdf, ta thu được 208.000 kết quả cho từ khóa “"ion exchange chromatography" protein filetype:pdf”

Trong quá trình tìm kiếm với Google, đôi khi hiểu biết của ta về lĩnh vực cần tìm chưa đủ nhiều, khi đó hãy tìm kiếm qua nhiều bước, các tài liệu tìm được ở bước trước sẽ gợi ý cho ta các từ khóa cần bổ sung để tìm kiếm các bước tiếp theo được tốt hơn.

2.


1.Phối hợp từ khóa để tìm kiếm với Google:

Khi tìm kiếm tài liệu sinh học bằng Google, để công việc tìm kiếm trở nên đơn giản và có hiệu quả cao, chúng ta không nên chỉ máy móc sử dụng riêng rẽ các từ khóa, mà cần phải biết kết hợp các từ khóa một cách thật hợp lý để mang lại hiệu quả tìm kiếm cao nhất, các từ khóa được kết hợp với nhau có thể là ngay trong 1 bước hoặc có thể kết hợp trong nhiều bước tìm kiếm.

Ví dụ: khi tìm kiếm tài liệu về Sắc ký lọc gel với cụm từ tìm kiếm là “”Gel filtration” “principles and methods” filetype:pdf” ta thu được một kết quả là http://kirschner.med.harvard.edu/files/protocols/GE_gelfiltration.pdf

Download link này về, các bạn đã có được một cuốn sách tuyệt vời, nhưng sẽ còn tuyệt hơn nữa nếu như bạn xâm nhập được vào khu vực lưu trữ của nó, vì thường thì các tài liệu kiểu này sẽ được lưu trữ cùng với nhiều tài liệu có giá trị khác có liên quan., thường thì sẽ lại là về sắc ký, điện di, … nói chung là về proteomics hoặc rộng hơn nữa là biology nói chung. Để làm được việc này, đơn giản nhất là ta đi đến đường dẫn ngay phía trước file download: http://kirschner.med.harvard.edu/files/protocols tuy nhiên, kết quả thu được sẽ là “forbiden” có nghĩa là vùng lưu trữ của trang này đã bị cấm.

Khi gặp các tình huống như thế này, các bạn chớ vội nản, vì Google đã cho chúng ta một công cụ rất đắc lực để vượt qua hàng rào này bằng chính máy tìm kiếm của Google, ta sẽ tìm kiếm với từ khóa mới: “site:http://kirschner.med.harvard.edu/files/protocols/”, khi đó tất cả các dữ liệu được lưu trữ ở địa chỉ này đã được Google tìm kiếm đến sẽ được hiển thị.

http://www.google.com.vn/search?q=site:http://kirschner.med.harvard.edu/files...

Tương tự như vậy với các kết quả tìm kiếm mà mình đã giới thiệu từ bài sắc ký, các bạn có thể thu được các kết quả sau:

http://www.google.com.vn/search?q=site%3Ahttp%3A%2F%2Fwww.biology.ualberta.ca...

http://www.google.com.vn/search?hl=vi&client=firefox-a&rls=org.mozilla%3Aen-U...=

Nguon tu :http://vn.360plus.yahoo.com/khtn49cnsh
Vu khac Ngoc- Phòng Hóa sinh Protein - Phòng thí nghiệm trọng điểm Công nghệ Gen quốc gia- vien cong nghe sinh hoc
Về Đầu Trang Go down
 
phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p3)- Cong cu tim kiem google
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang
» phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p2)
» Tài liệu "Toàn văn hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ y dược lần thứ XV"
» Chia sẻ trên mạng, khó hay dễ
» LỚP TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH CĂN BẢN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Học, học nữa, học mãi...! :: Kỹ năng mềm :: Các kỹ năng liên quan đến máy tính-
Chuyển đến