Học, học nữa, học mãi...!
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

Học, học nữa, học mãi...!

Câu lạc bộ Học Tập Tích Cực và Nghiên Cứu Khoa Học
 
Trang ChínhTrang Chính  PortalPortal  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p2)

Go down 
Tác giảThông điệp
dorehg

dorehg


Tổng số bài gửi : 7
Join date : 12/05/2010
Age : 32
Đến từ : Ha Noi

phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p2) Empty
Bài gửiTiêu đề: phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p2)   phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p2) EmptyTue Jul 06, 2010 10:43 am

Các cổng thông tin chuyên đề
Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã cho thấy sự "hụt hơi" của các danh bạ mạng phổ thông, trong khi các bộ máy tìm kiếm lại lắm khi đưa người dùng vào một "mê hồn trận" thông tin. Điều đó dẫn đến một hướng phát triển mới của các công cụ tìm kiếm thông tin, đó là các cổng thông tin chuyên đề (portal/portail thématique).
Thay vì bao quát tất cả các lĩnh vực, mỗi cổng thông tin chuyên đề chỉ tập trung khai thác, giới thiệu các nguồn tài nguyên chuyên biệt trong một hoặc vài lĩnh vực nào đó. Tuỳ mỗi cổng thông tin chuyên đề, có thể có sự tích hợp nhiều loại công cụ tìm kiếm và trình bày thông tin khác nhau: danh bạ, chỉ mục, bộ máy tìm kiếm, tin tức, các chuyên mục chủ đề, v.v.
Các thư viện của các trường đại học lớn cũng là một dạng cổng thông tin chuyên đề, với thế mạng chuyên về các nguồn thông tin khoa học và học thuật dành cho giảng viên và sinh viên.
• LibWeb: danh sách các thư viện trên thế giới có cổng thông tin trên Mạng.
• Intute: cổng thông tin về khoa học xã hội, được sát nhập từ SOSIG (Cổng Thông tin Khoa học Xã hội - Social Sciences Information Gateway) do trường Đại học Bristol (Anh) phát triển và Altis (một danh bạ các nguồn tài nguyên Internet) do trường Đại học Birmingham (Anh) phát triển.
• Infomine: do các thư viện của một số trường đại học Hoa Kì phát triển, giới thiệu các nguồn tài nguyên học thuật và nghiên cứu cho giảng viên và sinh viên đại học.
• Biology Browser: cổng thông tin sinh học của Thomson Scientific (ISI).
• EnviroLink: cổng thông tin môi trường, do Josh Knauer (Carnegie Mellon University) xây dựng từ năm 1991.
• Math on the Web: cổng thông tin toán học, do Hiệp hội Toán học Hoa Kì xây dựng.
• PhysLink: cổng thông tin vật lí và thiên văn học.
• Statistics.com: cổng thông tin thống kê.
• Culture: cổng thông tin văn hoá. Nội dung bằng tiếng Pháp.

Trào lưu Open Access
Đây là một xu hướng mới, đang phát triển mạnh trên khắp thế giới, nhằm mục tiêu giúp giảm thiểu chi phí truy cập toàn văn các tài liệu khoa học, kĩ thuật, đặc biệt được các tổ chức lớn lưu ý trong các chương trình hỗ trợ các nước đang phát triển. Các luận án cũng dần dần được các trường đại học lớn đưa lên Mạng cho truy cập toàn văn.
• DOAJ: danh bạ các tạp chí Open Access.
• Các nguồn tài nguyên khoa học, kĩ thuật và giáo dục ưu tiên cho các nước đang phát triển (nguồn: Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế):
o phần 1A (trang 1): các tạp chí hoàn toàn hoặc phần lớn miễn phí;
o phần 1B (trang 2): các tạp chí miễn hoặc giảm phí cho các nước đang phát triển (thư viện của các đơn vị đào tạo - nghiên cứu đều có thể đăng kí để nhận tài khoản sử dụng);
o phần 2 (các trang 2-5): các kho lưu trữ tài liệu, thống kê, thông tin trích dẫn khoa học, do các tổ chức lớn bảo trợ, hoàn toàn miễn phí hoặc ưu tiên cho mục tiêu phát triển.
o phần 3 (các trang 6 và 7): các dịch vụ hỗ trợ phân phối tài liệu cho các nước đang phát triển.
• Infothèque: thư viện thông tin khoa học, kĩ thuật và giáo dục bằng tiếng Pháp.
o Sưu tập và giới thiệu các tài liệu (giáo trình, chuyên khảo, sách, cơ sở dữ liệu, luận án, báo cáo, tạp chí chuyên ngành, các nguồn tài nguyên,v.v.) truy cập trực tiếp trên Internet, thuộc tất cả các chuyên ngành.
o Hệ thống tuyển chọn và biên tập khá chặt chẽ. Hiện có trên 5000 nguồn đã được thông qua và vẫn được thường xuyên cập nhật. Các giảng viên, nhà nghiên cứu và sinh viên biết tiếng Pháp nếu có đủ khả năng có thể được tuyển làm biên tập viên với thù lao tương xứng.
o Cổng giới thiệu các thông tin hoạt động, xuất bản và nguồn tài nguyênhỗ trợ phát triển giáo dục, đào tạo, giảng dạy và nghiên cứu.
o
• PLoS: Thư viện Khoa học Mở (Public Library of Science), được xây dựng nhằm đưa thông tin khoa học, kĩ thuật và y học đến với tất cả mọi người. Có các nguồn tài nguyên đáp ứng tiêu chí Open Access, các tạp chí khoa học do PLoS lập hội đồng biên tập.
• CERN Document Server: trung tâm tài liệu của Trung tâm Nghiên cứu Hạt nhân Châu Âu (nơi Tim Berners-Lee phát minh ra Mạng toàn cầu). Lưu trữ hơn 800.000 tóm tắt và 300.000 toàn văn sách, báo, hình ảnh, v.v.
• ETDs: danh sách các luận án của trường Đại học Công nghệ Virginia (Hoa Kì).
• Cyberdocuments: danh sách các luận án của trường Đại học Geneva (Thuỵ Sĩ).
• THESE CANADA PORTAL: cổng thông tin về các luận án của Canada. Có nhiều luận án có toàn văn miễn phí. Hai giao diện tiếng Anh và tiếng Pháp.

Các nhà xuất bản khoa học và nhà trung gian cung cấp tài liệu
Hiện nay hầu hết các nhà xuất bản khoa học đều phát triển các website của mình để giới thiệu các ấn phẩm của mình (sách, báo) và trực tiếp cung cấp dịch vụ phân phối tài liệu. Chi phí mua tài liệu trực tiếp khá đắt so với mức sống bình quân ở Việt Nam.
Ngoài ra, có nhiều nhà trung gian phát triển các dịch vụ cung cấp tài liệu từ nhiều nguồn khác nhau, thậm chí từ nguồn đã qua sử dụng (như sách). Chi phí tuy có giảm nhưng vẫn còn rất cao so với đời sống ở Việt Nam.
• Danh sách các nhà xuất bản giáo dục, khoa học và kĩ thuật (Open Directory): hầu hết các nhà xuất bản lớn về giáo dục, khoa học, kĩ thuật trên khắp thế giới.
• ScienceDirect: cổng thông tin khoa học, y học và công nghệ. Cơ sở dữ liệu tóm tắt sách và tạp chí chuyên ngành. Cung cấp toàn văn có thu phí. Một số bài sau một thời hạn được cung cấp miễn phí.
• IngentaConnect: cổng thông tin tập hợp trên dưới 20 triệu tài liệu từ hơn 30.000 ấn bản khoa học và giáo dục. Tìm tóm tắt miễn phí. Phải trả phí dịch vụ mới xem được toàn văn.
• Springer: một nhà xuất bản lớn với nhiều sách, tạp chí thuộc đủ các chuyên ngành.
Các bách khoa thư, các loại từ điển
Bách khoa thư là một loại tài nguyên quan trọng có tính định hướng cho công tác nghiên cứu tài liệu, trước khi đi vào các nghiên cứu chuyên sâu. Có nhiều loại bách khoa thư, từ nổi tiếng với hội đồng biên tập khoa học lão luyện, có nhiều kinh nghiệm và chuyên gia uy tín, đến nổi tiếng bằng phong cách... mở, tận dụng tri thức, hiểu biết và cả... lương tâm của số đông (?!).
Song song đó, có các loại từ điển thuật ngữ hoặc từ điển giải thích chuyên ngành, với độ sâu và chính xác trong từng chuyên ngành hẹp cao hơn. Các từ điển này rất có ích, đặc biệt là khi tra cứu ngữ nghĩa của các thuật ngữ mới hoặc lạ trong khoa học.
Dưới đây là một số danh sách các từ điển tiếng, từ điển thuật ngữ và bách khoa thư được giới thiệu trong Open Directory:
• Các từ điển tiếng Anh, từ điển thuật ngữ, từ điển giải thích, công cụ dịch thuật
• Các bách khoa thư tiếng Anh
• Các từ điển thuật ngữ và từ điển chuyên sâu tiếng Anh
• Các từ điển tiếng Pháp
• Các bách khoa thư tiếng Pháp
• Các từ điển chuyên sâu tiếng Pháp
• Các bộ thuật ngữ chuyên đề (thesauri) tiếng Anh
• Các bộ thuật ngữ chuyên đề (thésaurus) tiếng Pháp

Các diễn đàn chuyên môn
Hiện nay có rất nhiều diễn đàn (forum) trên Mạng được mở ra, phát triển với số lượng thành viên đông đảo. Có thể là các diễn đàn trong nước hay quốc tế. Tham gia các diễn đàn có thể chỉ là những người yêu thích hoặc cũng có thể là những chuyên gia trong mỗi chuyên ngành.
Tuỳ vào cách tổ chức và quản lí của mỗi diễn đàn, có thể tìm thấy những nguồn thông tin, ý kiến trao đổi, tư vấn, định hướng, v.v. có ý nghĩa nhất định trong quá trình tìm kiếm thông tin, tài liệu tham khảo và trong công tác nghiên cứu.
Các website cá nhân, chuyên gia
Nhiều chuyên gia thường tự xây dựng cho website cá nhân để đăng tải những thông tin liên quan đến bản thân, kết quả nghiên cứu, các tài liệu đã công bố, v.v. Đây có thể xem là một nguồn thông tin khoa học không chính quy nhưng có giá trị.
• Cơ sở dữ liệu các nhà khoa học hàng đầu
• Danh sách các nhà khoa học được ISI xếp hạng cao năm 2007
Tìm kiếm và chọn lọc kết quả
Mở đầu
Ngày nay, máy tính và Internet là công cụ không thể thiếu trong hầu hết các hoạt động của con người, kể cả nghiên cứu và tìm kiếm tài liệu. Nếu như các nguồn tài nguyên truyền thống, các kệ sách thư viện vẫn phát huy những giá trị cổ điển, thì máy tính và Internet sẽ vừa bổ trợ cho các giá trị đó (bằng cách tiết kiệm thời gian sắp xếp, quản lí và tìm kiếm), sẽ vừa giúp tìm được những nguồn thông tin khác mà các thư viện không thể có. Đồng thời, các thư viện cũng không nằm ngoài xu thế điện tử hoá các công cụ của mình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động. Và do đó, phương pháp và kĩ năng tìm kiếm thông tin bằng các công cụ điện tử có vai trò gần như quyết định trong công tác nghiên cứu tài liệu hiện nay.
Nhưng tìm kiếm như thế nào thì gọi là có phương pháp? Tìm kiếm như thế nào cho có hiệu quả? Đó lại không phải là chuyện đơn giản!
Dường như ai cũng có thói quen bắt đầu việc tìm kiếm thông tin trên Mạng bằng... Google! Theo thống kê của Baromètre référencement (Pháp), có đến 1/3 người dùng mạng bắt đầu phiên làm việc của mình bằng cách mở một bộ máy tìm kiếm, và tỉ lệ sử dụng Googlehàng tháng của người dùng mạng trên tổng số các bộ máy tìm kiếm thống kê được là trên dưới 80 %.

Nhưng, hãy thử làm một phép thử bằng một cách rất thông thường:
• Cần tìm tài liệu về 3-MCPD, một chất độc cho cơ thể con người đang là tâm điểm thời sự hiện nay.
• Xuất phát với Google một cách thông thường, trang mặc định sẽ bằng tiếng Việt. Gõ từ khoá "3-MCPD" và bắt đầu tìm kiếm.
• Tóm tắt kết quả: trên 433.000 trang trong 0,05 giây.
• Lướt qua 100 kết quả đầu tiên, chỉ toàn là các trang tiếng Việt sao đi chép lại một vài bài báo tin tức thời sự. Chịu khó lọc thì cũng có được hai bài... xem được:
o một bài là "3-MCPD in Foods" của Viện Khoa học và Công nghệ Thực phẩm (IFST), một hiệp hội khoa học đã hoạt động từ những năm 1950 tại Anh;
o bài kia là một bài ngắn giới thiệu các đặc tính hoá học của chất này trênwebsite Hoá học Việt Nam, một cổng thông tin chuyên ngành có khá nhiều tài liệu nhưng không rõ ai là tác giả, ai chịu trách nhiệm nội dung khoa học, tôn chỉ và tiêu chí hoạt động là gì (?!).
• Thử cùng công thức tìm kiếm bằng Google "bản gốc" (tiếng Anh): kết quả trên481.000 trang, trong 0,15 giây. Và trong 100 kết quả đầu tiên cũng chỉ có vài bài đáng kể về nội dung khoa học, còn lại là chen lẫn rất nhiều những mẩu tin tức thời sự (đặc biệt là một số bài báo tiếng Việt được sao đi chép lại hàng loạt), quảng cáo xét nghiệm, v.v.
• Hãy tưởng tượng nếu tiếp tục dò để lọc được vài bài trong mỗi 100 kết quả, trong gần nửa triệu kết quả mà Google cung cấp, thì có thể đánh giá được hiệu suất cơ bản của cách tìm kiếm này.

Các câu hỏi có thể đặt ra từ đó là:
• Làm sao để cải thiện hiệu suất tìm kiếm thông tin?
• Làm sao để nhanh chóng tìm được các tài liệu đáp ứng đúng nhu cầu của mình?
• Làm sao để có nhiều tài liệu tập trung vào đúng chủ đề mình cần quan tâm mà không phải mất quá nhiều thời gian?
• Làm sao để có được nhiều tài liệu đáng tin cậy?
• Làm sao để giảm "nhiễu thông tin" trong kết quả tìm kiếm?
• Làm sao để nhanh chóng chọn lọc được các tài liệu phù hợp trong rất nhiều kết quả?
• Làm sao để đánh giá độ tin cậy và phù hợp của kết quả?
• V.v.
Để trả lời các câu hỏi đó, có một lời khuyên có vẻ nghịch lí, nhưng lại rất xác đáng: muốn bắt đầu tìm kiếm thông tin trên Mạng, hãy... tắt máy tính!
Tìm kiếm và chọn lọc kết quả
Xác định tốt chiến lược tìm kiếm
Vấn đề quan trọng nhất khi tìm kiếm thông tin là: biết mình đang đi tìm cái gì. Bởi nếu không, chúng ta sẽ dễ dàng "thất lạc" trong "hỗn độn thông tin" trên Mạng.
Để trả lời cho câu hỏi đó, với mục tiêu nghiên cứu khoa học, tốt nhất là:
• thực hiện tốt giai đoạn xác định chủ đề/đề tài nghiên cứu để có được đề tài nghiên cứu cụ thể, biết được chủ đề cần tìm tài liệu;
• tiếp theo, lựa chọn nguồn tài nguyên và công cụ tìm kiếm: xác định các loại tài liệucần tìm, và những công cụ tìm kiếm phù hợp với mỗi loại tài liệu;
• sau đó, hãy... đừng vội ngồi vào máy tính (!), mà lấy một tờ giấy trắng, hoặc ít nhất là vẽ ra được trong đầu một chiến lược tìm kiếm thông tin: giới hạn trong phạm vi nào? loại tài liệu nào? công cụ nào? các từ khoá quan trọng?
Thao tác then chốt nhất quyết định kết quả tìm kiếm là đưa ra được các từ khoá phù hợp.
Từ khoá thế nào là phù hợp?
Ngoại trừ những chủ đề hết sức đặc biệt, mà bản thân tên gọi chủ đề đã là một từ khoá tốt giới hạn ngay lập tức phạm vi tìm hiểu, thì thông thường từ khoá phải được xác định dần dần, từ tổng quát đến chi tiết, sao cho tìm được những khái niệm đặc trưng nhất, có tính đại diện cao nhất cho chủ đề cần tìm tài liệu.

• Nếu chưa nắm rõ các thuật ngữ liên quan đến chủ đề đang quan tâm, hãyxuất phát từ các danh bạ mạng và các từ điển thuật ngữ chuyên ngành, bộ thuật ngữ chuyên đề (thesaurus).
• Chọn các thuật ngữ từ cấp tổng quát nhất đi xuống, để xác định dần các khái niệm cơ bản được sử dụng trong từng chuyên ngành hẹp, tránh sử dụng các khái niệm do bản thân tra từ điển tiếng và... dịch ra (?!).
• Chọn từ khoá phù hợp với nguyên tắc hoạt động của mỗi công cụ tìm kiếm. Đặc biệt lưu ý là các từ khoá dùng hiệu quả trong các bộ máy tìm kiếm khôngphải lúc nào cũng cho kết quả tốt trong các cơ sở dữ liệu.
• Đối với các bộ máy tìm kiếm phổ thông (như Google, Yahoo!, v.v.), ngoài cáctừ khoá tổng quát (sơ cấp), cần dùng kèm các từ khoá chi tiết (thứ cấp) để xác định càng chính xác càng tốt những tài liệu cần tìm: vì các bộ máy tìm kiếm trong toàn bộ nội dung từng trang web, cần phán đoán các từ khoá thứ cấp được sử dụng trong nhan đề trang, các đề mục con trong trang, tên tác giả, các khái niệm quan trọng trong nội dung bài, v.v
Nói chung, ngay từ đầu quá trình tìm kiếm, thường chỉ xác định được những từ khoá cơ bản nhất. Và sự điều chỉnh, bổ sung, thay đổi cách kết hợp các từ khoá sẽ được thực hiện liên tục trong suốt quá trình tìm kiếm, qua số lượng kết quả thu được và mức độ phù hợp của các kết quả sau mỗi lượt tìm kiếm.
Những điều lưu ý khi sử dụng từ khoá
• Ngoại trừ trường hợp cần tìm một chuỗi chính xác, không nên dùng các từkhông mang khái niệm, ngữ nghĩa cụ thể. Ví dụ: of, the, a, at, in, on,... (trong tiếng Anh) hay le, la, les,... (trong tiếng Pháp).
• Đa số các công cụ tìm kiếm không phân biệt chữ in và chữ thường.
Nhiều bộ máy tìm kiếm không phân biệt chữ có dấu và không dấu. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng đối với các thứ tiếng thuộc ngữ hệ Latin, còn đối vớitiếng Việt có dấu Unicode thì vẫn thường có sự khác biệt.
Chiến lược nào: tìm từng trang, bài hay tìm nguồn tài liệu?
Các bộ máy tìm kiếm là công cụ tìm kiếm được sử dụng nhiều nhất trên Mạng. Cần phải thừa nhận tính hữu ích, tiện lợi của các bộ máy tìm kiếm, tuy nhiên mỗi công cụ đều có những ưu điểm và phạm vi phát huy hiệu quả của nó.
Có hai cách tiếp cận về chiến lược tìm kiếm thông tin:
• Chiến lược tìm trang, bài: dùng khi muốn tìm các từ chính xác trong toàn bộ nội dung của các trang web.
o Cách này hữu hiệu khi dùng bộ máy tìm kiếm để tìm các trang, bài có tính chất thời sự, hoặc các trang mô tả thông tin cá nhân, sự việc cụ thể.
o Chiến lược này đòi hỏi phải chọn lựa bộ từ khoá tốt và biết kết hợp linh hoạt các công thức tìm kiếm.
o Hạn chế của chiến lược này là không có tính chọn lọc thông tin và không khai thác được phần mạng ẩn hay mạng tầng sâu.
• Chiến lược tìm nguồn: mục tiêu của chiến lược này là tìm các nguồn cung cấp loại thông tin phù hợp nhất với nhu cầu tìm kiếm.
o Các danh bạ mạng, các cổng thông tin chuyên đề sẽ giúp xác định được nhiều nguồn cung cấp thông tin về một chủ đề nào đó.
o Sử dụng những nguồn cung cấp kết quả phù hợp đã biết (ví dụ: khi tìm bằng các bộ máy tìm kiếm, chọn lọc được một tài liệu phù hợp từ một nguồn nào đó), dùng các chức năng tìm kiếm hoặc mở các chuyên mục của chính nguồn cung cấp đó để tìm tiếp các tài liệu liên quan.
o Khai thác các mục "Liên kết website" của những nguồn cung cấp thông tin phù hợp đã biết.
o Hạn chế của chiến lược này là cần phải hiểu rõ các nguồn cung cấp tài liệu cũng như cấu trúc tổ chức các website.
Không có chiến lược nào là hoàn hảo! Điều quan trọng nhất là biết được ưu điểm và nhược điểm của mỗi chiến lược là gì, và biết mình cần tìm gì, để kết hợp linh hoạt và nhuần nhuyễn nhiều phương pháp, nhiều công cụ khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa trong tìm kiếm thông tin.
Tìm kiếm thông tin trên Internet không phải là một khoa học chính xác và luôn có phần nào đó dựa trên sự tình cờ. Chính vì vậy, nền tảng của nghệ thuật tìm kiếm thông tin là sự kết hợp hài hoà giữa các nguyên tắc chính xác và tính ngẫu nhiên. Và, như Louis Pasteur đã nói: "Sự ngẫu nhiên chỉ làm thăng hoa những tư tưởng đã chín muồi."
Tìm kiếm và chọn lọc kết quả
Kết hợp linh hoạt các công thức tìm kiếm
Sau khi đã có một chiến lược tìm kiếm rõ ràng, với một số hành trang nhất định để xuất phát, chỉ còn ngồi vào máy tính, mở trình duyệt và bắt đầu tìm kiếm.
Tuỳ vào mỗi công cụ tìm kiếm, cần phải kết hợp nhiều cách tìm kiếm với các công thức khác nhau. Mỗi công cụ lại được phát triển trên những nền tảng công nghệ khác nhau (dù có những nét tương tự), nên cũng cần phải biết các quy tắc kết hợp những chức năng tìm kiếm khác nhau của công cụ được sử dụng.
Phối hợp từ khoá
Trong đa số trường hợp, cần phải dùng nhiều từ khoá khác nhau, sơ cấp và/hoặc thứ cấp, để tăng độ chính xác của công thức và loại trừ các kết quả không phù hợp. Trật tự trước sau của các từ khoá được một số bộ máy tìm kiếm (như Google) xem là có tầm quan trọng khác nhau. Khi dùng từ khoá, một số từ không mang nghĩa trực tiếp sẽ bị bỏ qua (như đã liệt kê ở phần trước).
Một số bộ máy tìm kiếm có khả năng phân tích tình huống để gợi ý các từ khoá lân cận hoặc các chủ đề liên quan. Hãy tận dụng các chức năng này.
Nếu số kết quả được đưa ra quá nhiều, điều đó đồng nghĩa với công thức tìm kiếm chưa tốt, có thể thêm vài từ khoá để giới hạn phạm vi kết quả lại.
Nếu kết quả quá ít và không có tài liệu phù hợp, hãy bỏ bớt từng từ khoá có tầm quan trọng thấp nhất để mở rộng phạm vi, hoặc phải thay đổi bằng một bộ từ khoá khác.
Bài thực hành

Chuỗi chính xác
Đối với đa số các công cụ tìm kiếm, nếu muốn tìm một chuỗi chính xác các từ,theo đúng trật tự, chỉ cần đặt chuỗi từ đó vào giữa cặp dấu ngoặc kép. Cách này hữu hiệu để tìm một câu, một đoạn văn bản, một chuỗi dài các từ (đặc biệt là các tên riêng) đã biết chính xác.
Bài thực hành
Các toán tử Boolean
Hầu hết các công cụ tìm kiếm đều cho phép kết hợp các toán tử Boolean: AND (VÀ), OR (HOẶC), NOT (KHÔNG). Thông thường, toán tử AND được lập mặc địnhcho nhiều từ khoá được sử dụng đồng thời (trừ trường hợp tìm "chuỗi chính xác"). Các toán tử thường phải được viết hoàn toàn bằng chữ in, có một khoảng trắng trước và và một khoảng trắng sau để phân biệt với từ cần tìm.
• AND: kết quả phải có chứa tất cả các từ cần tìm.
o Ví dụ: muốn tìm "Động vật có xương sống", dùng các từ khoá "Chim AND Thú AND Bò sát AND Cá"...
• OR: kết quả có chứa một hoặc nhiều trong số các từ đi kèm với toán tử này.
o Ví dụ: muốn tìm "Động vật", dùng các từ khoá "Chim OR Thú OR Bò sát OR Cá"...
• NOT: kết quả không được có từ đi kèm với toán tử này.
o Ví dụ: bộ từ khoá "Chim NOT Thú" có thể cho ra kết quả "Có lông vũ", hoặc ngược lại "Thú NOT Chim" có thể cho ra "Nuôi con bằng sữa".

Việc kết hợp nhuần nhuyễn các toán tử này đòi hỏi phải có tính logic cao trong tư duy, có nhiều kinh nghiệm tìm kiếm và hiểu biết rõ cấu trúc các kiểu website và trang web khác nhau.
Tìm kiếm và chọn lọc kết quả
Khai thác tối đa các tính năng của công cụ tìm kiếm
Mỗi một công cụ tìm kiếm thường cung cấp một số những chức năng tìm kiếm khác nhau, có thể rất hữu ích giúp người dùng xác định các công thức tìm kiếm tinh tế hơn.
Với một bộ máy tìm kiếm, lượng kết quả cung cấp cho mỗi lượt tìm kiếm bình thường luôn... quá ấn tượng, đến mức không thể hoặc rất khó phân biệt được thứ gì hay, dở, cần hay không cần, phù hợp hay không phù hợp trong số kết quả vàng thau lẫn lộn đó.
Dưới đây là phần mô tả một số tính năng nâng cao cơ bản của các công cụ tìm kiếm phổ biến, thực sự hiệu quả để lọc thông tin:
Nhan đề trang
Nếu một trang web được thiết kế đúng theo quy tắc trình bày, nhan đề trang sẽ phản ánh toàn bộ nội dung cơ bản của trang đó. Và các nguồn cung cấp thông tin nghiêm túc thông thường sẽ tuân thủ rất tốt quy tắc này.
Do đó, nếu lập công thức tìm kiếm một từ có trong nhan đề trang, xác suất có được những tài liệu có nội dung chính phù hợp với chủ đề cần tìm là rất cao, và sẽ loại bỏ hết những trang nào nói về các chủ đề khác nhưng có một chỗ nào đó nhắc đến từ đang cần tìm.
Có hai cách lập công thức tìm trong nhan đề trang:
• Dùng hàm đi kèm với từ cần tìm:
o Khi tìm một từ trong nhan đề trang, hàm này giống nhau ở nhiều bộ máy tìm kiếm phổ thông như Google, Yahoo! và Exalead: "intitle:từcầntìm" (không có khoảng trắng trước và sau dấu hai chấm).
o Khi tìm nhiều từ trong nhan đề trang: ở Google là "allintitle:từ1 từ2 từ3..." (không có khoảng trắng giữa hàm và từ cần tìm đầu tiên, các từ cần tìm còn lại cách nhau một khoảng trắng).
• Nhấn nút "Tìm kiếm nâng cao" (advanced search/recherche avancée): cách này đơn giản hơn, không phải nhọc công nhớ các hàm tìm kiếm phức tạp. Chỉ cần nhấn nút và điền các từ tìm kiếm vào các ô đã thiết kế sẵn và có chú thích công dụng rõ ràng.
o Một cố công cụ không dùng cùng thuật ngữ mà có thể gọi là "Tìm kiếm với nhiều chi tiết", "Tìm kiếm chuyên gia" (expert search/recherche expert).

Tên miền, địa chỉ mạng
Thông qua tên miền (domain name/domaine) và địa chỉ mạng, các bộ máy tìm kiếm có thể giới hạn phạm vi tìm kiếm ở mức độ cao hơn, chọn lọc thông tin từ những nguồn được xác định qua các công thức tìm kiếm có sử dụng tính năng này.
bản thảo Tài liệu hướng dẫn sử dụng Internet
Những tên miền có đuôi .edu, .ac thường được dành riêng cho các trường đại học,.gov, .gouv dành riêng cho các cơ quan nhà nước,... thường là những nguồn thông tin chính thống, có độ tin cậy cao.
Các tổ chức lớn thường dùng tên miền có đuôi .org, các nguồn chuyên về cung cấp thông tin thường dùng .info,... cũng là những nguồn cung cấp thông tin có giá trị. Tuy nhiên, vẫn có một số trường hợp các tên miền này bị lạm dụng không đúng chức năng, nên người dùng phải tỉnh táo để phân biệt được.
Nói chung, có những quy tắc cơ bản trong việc quản lí sử dụng tên miền ở cấp độ quốc tế và cấp độ của từng quốc gia. Nhưng vẫn có sự khác biệt nhỏ trong từng phạm vi hẹp. Khi đã làm quen dần với Internet, người dùng sẽ có kinh nghiệm để hiểu biết rõ hơn các đặc điểm quản lí tên miền ở từng cấp độ, giúp nhanh chóng nhận diện được những nguồn thông tin có giá trị trên Mạng.
Nếu dùng hàm, với các bộ máy tìm kiếm phổ thông, đó là hàm: "site:tênmiềnđầyđủ".
• Ví dụ: "site:ctu.edu.vn" là hàm chỉ tìm thông tin từ website của Trường Đại học Cần Thơ (Việt Nam), hoặc "site:edu.vn" cho thông tin từ các trường đại học ở Việt Nam, hoặc "site:edu" cho thông tin từ các trường đại học Hoa Kì.
Cách đơn giản nhất vẫn là sử dụng các chức năng tìm kiếm nâng cao, với các ô thiết kế sẵn để điền thông tin vào, thay vì phải học thuộc lòng các hàm tìm kiếm phức tạp.

Định dạng tập tin
Các trang web thường được thiết kế bằng ngôn ngữ định dạng siêu văn bản(HTML). Ngoài ra có một số định dạng tập tin khác cũng được sử dụng phổ biến để cung cấp, trao đổi thông tin trên Internet (.DOC, .PDF, .PPT, .WAV, .MP3, .PS, .SWF, .RTF, v.v.). Các bộ máy tìm kiếm phổ thông như Google, Yahoo!, Exalead,... thường tìm kiếm mặc định trên tất cả các định dạng tập tin. Và đó cũng là một cách để làm... tăng độ "nhiễu thông tin" trong kết quả tìm kiếm (?!).
Đối với các tài liệu khoa học và giảng dạy, hai định dạng được sử dụng ngày càng nhiều, đó là: .PDF và .PPT. Dùng chức năng tìm hạn chế trong hai loại định dạng này có khả năng lọc thông tin rất cao, vì hai định dạng này không được dùng phổ biến trong các nguồn thông tin không có mục tiêu khoa học và giáo dục.
• .PDF (Portable Document File): là một định dạng rất phổ biến để trao đổi thông tin qua mạng, nhờ dung lượng nhẹ, khả năng chuyển dạng từ các tập tin văn bản (.DOC, .ODT, .RTF,...) rất cao, có khả năng tích hợp vào bên trong trình duyệt mạng.
o Hầu hết các nhà cung cấp tài liệu, các bài báo khoa học đều sử dụng định dạng này cho các tài liệu của mình.
• .PPT (Microsoft PowerPoint): đây là định dạng đặc trưng dùng trong các bài thuyết trình, trình chiếu.
o Ở các trường đại học lớn, giảng viên thường soạn bài giảng dưới hình thức này và tải lên Mạng, trong các nguồn tài nguyên của trường, để sinh viên có thể tải về tham khảo.
o Giới hạn tìm kiếm trong định dạng .PPT có thể giúp lọc được thông tin hiệu quả để tìm được rất nhiều bài giảng khoa học, giáo dục với hình ảnh sinh động và thông tin có giá trị.

Cũng có hai cách sử dụng:
• Dùng hàm: "filetype:địnhdạng", không có dấu chấm trước tên định dạng.
o Ví dụ 1: dùng hàm "geography site:edu filetype:ppt" trong Google có thể giúp tìm các tài liệu có định dạng .PPT về chủ đề "Geography" từ các trường đại học Hoa Kì (giả định là sẽ có nhiều bài giảng bằng tiếng Anh có liên quan đến "địa lí").
o Ví dụ 2: dùng hàm "allintitle:plant biology OR physiology site:edu filetype:ppt" có thể giúp tìm các tài liệu có định dạng .PPT có nhan đề chứa các bộ từ {plant, biology} hoặc {plant, physiology} từ các trường đại học Hoa Kì (giả định là có nhiều bài giảng bằng tiếng Anh với chủ đềliên quan đến "sinh học thực vật" hoặc "sinh lí thực vật").
• Dùng chức năng tìm kiếm nâng cao với các trường tìm kiếm đã thiết kế sẵn (giao diện đồ hoạ).
Danh sách các tính năng tìm kiếm còn dài, với những đặc thù riêng của từng công cụ. Không thể liệt kê ra hết, nhưng có vài nguyên tắc cơ bản để khai thác các tính năng này.
• Các chức năng tìm kiếm nâng cao hầu hết được thiết kế rõ ràng, dễ hiểu qua giao diện đồ hoạ.
• Tận dụng mọi thời gian tìm kiếm thông tin để sử dụng và tích luỹ kinh nghiệm sử dụng các chức năng tìm kiếm nâng cao.
• Sau mỗi lượt tìm kiếm với các công thức khác nhau, ghi nhận sự khác biệt trong chất lượng kết quả thu được để hiểu rõ ưu nhược điểm của từng tính năng, từng công cụ.
• Mỗi công cụ tìm kiếm đều có phần hướng dẫn sử dụng riêng, khi cần khai thác một số tính năng nào đó, hãy tìm đọc các tài liệu hướng dẫn này.
• Nếu có điều kiện, tìm hiểu kĩ cấu trúc Mạng và Internet, hiểu rõ cách xây dựng các website, các trang web, để nắm được bản chất hoạt động của các công cụ tìm kiếm, tức đủ khả năng diễn dịch được các kết quả mà chức năng tìm kiếm nâng cao mang lại.
Mười nguyên tắc vàng
Thật nhiều vấn đề trong việc tìm kiếm thông tin trên Mạng đã trình bày trong các phần trên có thể tựu trung lại thành mười nguyên tắc vàng sau đây:
1. Biết hỏi
Giáo sư Jacques Wallet (Đại học Rouen, Pháp), trong một chuyến làm việc tại Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, đã nói: "Biết đặt câu hỏi tốt có nghĩa là đã biết cách tìm được câu trả lời".
Trong tìm kiếm thông tin trên Mạng, biết đặt ra những câu hỏi tốt về chủ đề, biên độ và các khía cạnh liên quan, phạm vi giới hạn, các khái niệm quan trọng, v.v. chính là nền tảng để có được kết quả tốt. Và cần nhắc lại một lời khuyên tưởng như... ngược đời: để tìm kiếm thông tin trên Mạng, việc đầu tiên phải làm là không lên Mạng!
2. Làm chủ trình duyệt mạng
Đây là điệu kiện cần, nếu muốn thực hiện tốt quá trình tìm kiếm thông tin trên Mạng. Các trình duyệt (như Mozilla Firefox, Internet Explorer, Netscape, v.v.) có nhiều công cụ giúp duyệt mạng tốt hơn, quản lí và lưu trữ thông tin tốt hơn, an toàn hơn. Tốt nhất là nên tập để sử dụng tốt hai trình duyệt có cách tiếp cận khác nhau và bổ sung cho nhau.
3. Chọn từ khoá tốt
Các công cụ, đặc biệt là các bộ máy tìm kiếm, thường chỉ có thể tìm được những gì nó đã lưu trữ một cách tự động máy móc mà hoàn toàn không hiểu ngữ nghĩacủa từ. Do đó, người tìm kiếm thông tin phải là người bù đắp khiếm khuyết đó, bằng cách lựa chọn tốt những từ khoá xuất phát và liên tục ghi nhận, điều chỉnh bộ từ khoá trong suốt quá trình tìm kiếm sao cho phù hợp nhất.

4. Tìm được nguồn tốt
Các nguồn tốt luôn là điểm tựa tốt, giúp người dùng Mạng định vị tốt, hướng đến những nơi có thông tin hữu ích cho các mục tiêu học tập, đào tạo, nghiên cứu.
Thông thường, một nguồn cung cấp thông tin nghiêm túc sẽ có mục giới thiệu các liên kết đã chọn lọc, có liên quan đến cùng lĩnh vực.
5. Luôn phân tích thông tin
Vì bất cứ ai cũng có thể đưa bất cứ thông tin gì lên Mạng, nên người dùng mạng rất cần có óc phân tích các thông tin tìm được, đánh giá nhanh độ tin cậy và giá trị của thông tin, tìm hiểu tác giả và thời gian cung cấp thông tin.
Một thông tin bình thường đã cần có độ xác tín như vậy, một thông tin có mục đích khoa học, giáo dục càng phải được yêu cầu cao hơn. Nguyên tắc này cần được giữ thường trực trong đầu, nhằm tránh xu hướng thái quá trong việc sử dụng thông tin khoa học kĩ thuật hiện nay: đưa vào tài liệu khoa học những thông tin tìm thấy trên Mạng mà chưa trải qua các bước phân tích, đánh giá nghiêm túc.
6. Lưu trữ và sắp xếp thông tin
Một trong những thói quen dẫn đến xu hướng không phân tích, đánh giá nghiêm túc các tài liệu tìm được trên Mạng, đó là do không biết lưu trữ và sắp xếp thông tin một cách trật tự và khoa học.
Biết làm chủ các trình duyệt sẽ có thể giúp sắp xếp, lưu trữ các nguồn cung cấpthông tin cần thiết, luôn sẵn sàng để có thể kiểm tra lại bất cứ thông tin, tài liệu nào đã tìm được.
Biết sắp xếp các tài liệu đã tìm được một cách trật tự, theo những phương pháp riêng (theo tác giả, theo chủ đề, theo thời gian,...) sẽ giúp quản lí tốt thông tin, tài liệu, đặc biệt là khi số lượng tài liệu trở nên quá nhiều. Điều đó có ý nghĩa quan trọng trong quá trình nghiên cứu, vì có thể dễ dàng tra cứu các thông tin tham khảo cần thiết vào bất cứ giai đoạn nghiên cứu nào, đối với bất cứ vấn đề nghiên cứu nào nảy sinh.

7. Biết tự giới hạn
Cái gì cũng có giới hạn. Thông tin trên Internet cũng có giới hạn, đặc biệt là về mặt thời gian. Người tìm kiếm không nên quá cầu toàn để mong tìm thấy tất cả mọi thứ mình muốn. Trên Mạng chỉ tồn tại những thông tin gì mà có người đưa lên. Có những thứ tuy muốn, nhưng không thể tìm thấy trên Mạng, cũng chỉ đơn giản vì không có ai đưa lên.
Rất thông thường, những thông tin cung cấp trên Mạng là nhằm góp phần trả lời cho câu hỏi: "Tìm thấy ở đâu?", tức là giúp tìm những thông tin dẫn tới những thông tin khác.
8. Luôn tỉnh táo
Nếu không giữ được sự tỉnh táo, người dùng mạng sẽ bị đắm chìm ngay trong một biển thông tin hỗn độn. Cần phải hiểu mình cần đi tìm gì, và có một chiến lược tìm kiếm rõ ràng.
Những người dùng mới thường có xu hướng chọn những website cung cấp thậtnhiều thông tin, có thật nhiều người truy cập, vì không muốn mất nhiều thời gian để đi tới ngay cốt lõi vấn đề. Và sau một thời gian thích nghi với nguồn thông tin đó, họ có thể có ngay những kết quả chờ đợi.
Những người dùng có kinh nghiệm lại có xu hướng tìm những nguồn thông tin "hiếm", ít "phổ thông" hơn, có thể phải mất khá nhiều thời gian và công sức, nhưng bù lại họ có nhiều khả năng tìm được những kết quả độc đáo.

9. Phối hợp hài hoà các công cụ
Do có rất nhiều công cụ tìm kiếm khác nhau, có tính năng khác nhau, được phát triển theo những mục tiêu khác nhau, nên hầu như không một công cụ nào đáp ứng hoàn hảo các nhu cầu tìm kiếm thông tin trên Mạng.
Người tìm kiếm do đó cần phải tự rèn luyện khả năng sử dụng các công cụ tìm kiếm khác nhau, tích luỹ kinh nghiệm, để biết được cách kết hợp thật hài hoà các công cụ và phương thức tìm kiếm khác nhau, tuỳ theo nhu cầu của mình trong mỗi hoàn cảnh.
10. Nhanh nhẹn
Đối diện trước một lượng thông tin khổng lồ trên Mạng, người dùng cần có một sự nhanh nhẹn nhất định mới có thể thực hiện quá trình tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả: thực hiện cùng lúc nhiều lượt tìm kiếm, đọc và đánh giá nhanh thông tin, kết nối các thông tin với nhau, chuyển đổi qua nhiều cửa sổ và công cụ, truy tìm nguồn gốc thông tin, nhận diện các loại tài liệu, v.v.
Tuy vậy, như đã nói, không có một khoa học chính xác nào áp dụng được cho nghệ thuật tìm kiếm thông tin trên Internet. Đó là sự kết hợp giữa sự chính xác và tính ngẫu nhiên. Đó là một quá trình phát triển và điều chỉnh liên tục theo phương thức chắp nối (iteration/itération). Sự chuẩn bị tốt, kinh nghiệm tích luỹ dần, những sự tình cờ ngẫu nhiên nảy sinh, các công cụ tìm kiếm đắc lực, một thế giới phong phú đa dạng nhưng cực kì phức tạp và hỗn độn, sự kiên trì nhẫn nại, một chút nhanh nhẹn và phiêu lưu,... nhưng tất cả phải nằm trong tầm kiểm soát của một tinh thần sáng suốt. Và một câu danh ngôn rất cần được nhắc lại:
Sự ngẫu nhiên chỉ làm thăng hoa những tư tưởng đã chín muồi
Đánh giá và chọn lọc kết quả
Đánh giá và chọn lọc kết quả là một công việc quan trọng trong quá trình tìm kiếm thông tin. Đối với mục tiêu học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, sự đánh giá này càng cần phải được xem xét ở một góc độ đặc biệt: trong môi trường khoa học, chỉ những gì tuân thủ đúng các quy tắc khoa học mới được xem là khoa học; những gì không được xem là khoa học thì không nhất định là xấu hay sai, nhưng không thể dùng làm nguồntham khảo khoa học, ngay cả khi muốn đưa vào làm nguồn tham khảo phụ.
Khi tìm kiếm thông tin trong một cơ sở dữ liệu, một cơ quan xuất bản khoa học, có thể tạm yên tâm về độ tin cậy và giá trị khoa học của các tài liệu được giới thiệu. Còn đối với các bộ máy tìm kiếm phổ thông, cần có sự đánh giá nghiệm ngặt hơn với những kết quả thu được, gồm hai bước: chọn lọc nhanh để chọn tài liệu có thể phù hợp; đánh giá tổng quát để xác nhận độ tin cậy và tính phù hợp.
Chọn lọc nhanh
Các bộ máy tìm kiếm phổ thông thường trình bày kết quả tìm kiếm thành 3 phần: nhan đề tài liệu; trích đoạn nội dung; đường liên kết.
Chọn lọc nhanh các tài liệu có khả năng phù hợp với nhu cầu tìm kiếm bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
• Quan hệ giữa nhan đề tài liệu với các từ cần tìm?
o Quan hệ "nhan đề-từ cần tìm" theo các cấp giảm dần: bao hàmrộng, bao hàm trực tiếp, hoàn toàn trùng khớp, chủ đề lệ thuộc, chi tiết phụ, chủ đề lân cận, vấn đề có liên quan, hoàn toàn không liên quan.
o Tuỳ mục đích muốn tìm các từ ở vị trí nào trong tài liệu, so sánh với quan hệ này và quyết định.
• Vị trí các từ cần tìm trong trích đoạn nội dung?
o Vị trí các từ cần tìm: liên tục với nhau, nằm gần nhau và có liên hệ chặt chẽ, nằm gần nhau nhưng có liên hệ rời rạc, hoàn toàn rời rạc nhau.
o Tuỳ vào mục đích muốn tìm các từ ở vị trí nào trong tài liệu, so sánh với các quan hệ vị trí này và quyết định.
• Đường liên kết của nguồn cung cấp tài liệu:
o Tên miền chung là gì?
o Tên miền chung đó thường dành cho đối tượng và lĩnh vực nào?
o Tên website là gì? Tên đó có thể hiện hoặc đã được biết là một tổ chức, một cá nhân hay có mục tiêu khoa học-giáo dục hay không?
o Các thành phần trong địa chỉ mạng (thư mục, tập tin) có thể hiện nội dung khoa học-giáo dục hay không? Có quan hệ gì với chủ đề cần tìm?

Nói chung, các câu hỏi này mang tính chất thủ thuật, và đòi hỏi nhiều kinh nghiệm tích luỹ cũng như hiểu biết sâu sắc về Internet và Mạng. Và cách chọn lọc nhanh này cũng chỉ có hiệu quả tương đối.
• Hữu ích nhất là giúp để loại bỏ những nguồn thông tin "nhiễu" (khi các câu trả lời kia không có tính phù hợp cao với nhu cầu).
• Hữu ích để nhận diện nhanh các nguồn tài liệu quen thuộc, độ tin cậy đã được thừa nhận.
• Áp dụng thận trọng khi trong kết quả có phần phù hợp mà những phần khác không xác định được. Trong trường hợp này, nên mở tài liệu ra để xem và chuyển sang bước đánh giá tổng quát.
o Ví dụ: nhan đề phù hợp nhưng tên miền không có sự bảo chứng (.com, .net,...).
Đối với mỗi tài liệu thông qua được bước chọn lọc nhanh, lời khuyên về mặt kĩ thuật là:
• không mở trực tiếp liên kết (nhấn chuột trái) trong cửa số hiện hành;
• nhấn chuột phải lên liên kết và mở ra bằng một cửa sổ mới (new window/nouvelle fenêtre) mới hoặc một thẻ mới (new tab/nouvel onglet);
• thủ thuật này giúp tiếp tục duyệt các kết quả khác mà không phải quay lại từ đầu, đồng thời không mất thời gian chờ cho tới khi trang mới được mở ra.
Tuy nhiên, lưu ý là thủ thuật này gặp một trở ngại trong vài trường hợp: liên kết không cho phép mở bằng cách nhấn chuột phải. Dù sao, tỉ lệ trở ngại này cũng không cao, nên thông thường vẫn áp dụng tốt.


Bài thực hành

Đánh giá tổng quát
Khi đã chọn lọc nhanh các tài liệu có khả năng phù hợp với nhu cầu tìm kiếm, với mỗi tài liệu mở ra, cần đánh giá tổng quát tài liệu để có sự lựa chọn sơ bộ: tải về hay không?
Để trả lời câu hỏi trên, đánh giá mỗi tài liệu mở ra qua các đặc điểm chính sau đây:
• Nội dung tài liệu: xem nhanh các phần chính của tài liệu để xác định:
o mức độ liên quan của nhan đề tài liệu với đề tài;
o mức độ thống nhất giữa nhan đề với các phần khác của tài liệu;
o mức độ liên quan giữa nội dung tổng thể của tài liệu với đề tài;
o xem chi tiết phần tóm tắt và/hoặc các đoạn quan trọng để kiểm tra lại các nhận định trên;
o nguồn tham khảo của tài liệu nhiều hay ít, trong đó có những nguồn có tính học thuật và khoa học cao hay không;
o cách trình bày của bản thân tài liệu có tính khoa học hay không.
Nếu nội dung đáp ứng yêu cầu của đề tài, chuyển qua tìm hiểu nguồn gốc tài liệu để cân nhắc giá trị khoa học.
• Nguồn gốc tài liệu: tuỳ tính chất của đề tài và đặc thù chuyên ngành mà có những yêu cầu tương ứng về tài liệu.
o Độ sâu chuyên ngành: sách, tạp chí chuyên ngành, báo cáo hội nghị, luận văn/luận án, tài liệu liên ngành, văn bản nhà nước, số liệu thống kê, thông tin đại chúng/khoa học phổ thông, v.v.
o Nơi công bố: tài liệu này đã được công bố ở đâu (tựa báo, nhà xuất bản, cơ quan nhà nước, tổ chức khoa học,...), theo mục đích gì (khoa học, giáo dục, thương mại, giải trí, thời sự,...)?
o Thời điểm công bố: nội dung tài liệu đã được công bố rộng rãi từ khi nào? Đã lỗi thời hay vẫn còn giá trị? Có được cập nhật không?
Nếu tính chất chuyên ngành, nơi công bố và thời điểm công bố đảm bảo yêu cầu của đề tài, có thể chuyển qua tìm hiểu về tác giả.
• Tác giả: tìm hiểu trình độ và kinh nghiệm của tác giả tài liệu đối với chủ đề được đề cập đến.
o Có thể tin cậy vào tài liệu nếu tác giả là một chuyên gia có uy tín trong chuyên ngành: các công trình đã công bố của tác giả là một trong những tiêu chí nhận định cơ bản.
o Tác giả có được trích dẫn nhiều trong các tài liệu khác hay không?
o Nơi công tác của tác giả cũng có thể tiết lộ đôi điều về uy tín, kinh nghiệm hoặc trình độ chuyên ngành của tác giả.
o Có thể có những tài liệu được đăng trên những website cá nhân. Khi đó, việc kiểm chứng tác giả càng quan trọng.

• Ngày đăng: cần phân biệt ngày công bố của tài liệu và ngày đăng trên website.
o Nếu tài liệu là một ấn bản điện tử (chỉ đăng trên Internet): hai ngày này có thể là một.
o Nếu tài liệu được công bố ở một nơi, và được đăng lại trên một websitenào đó: ngày đăng là ngày tài liệu được đưa lên website nơi tìm thấy tài liệu.
Một website được tổ chức tốt thì các bài đăng lên đều có kèm theo ngày đăng. Và tốt hơn nữa, trong trường hợp có chỉnh sửa nội dung đã đăng, sẽ có bổ sung ngày cập nhật (đặc biệt quan trọng đối với các ấn bản điện tử), để có thể theo dõi được độ lâu bền, và tính xác thực của thông tin được đăng.
• Tiêu chí của website:
o Nếu website nơi tìm thấy tài liệu cũng chính là nơi công bố tài liệu đó, và nếu đó là một đơn vị khoa học (nhà xuất bản, tạp chí, tổ chức chuyên môn,...) đã được thừa nhận trong chuyên ngành, tiêu chí của websitecó lẽ không cần bàn cãi.
o Nếu website chưa từng hoặc ít được biết đến, hoặc là nơi phổ biến thông tin khoa học một cách không chính quy (như các diễn đàn mạng), rất cần xem trong các mục khác, thường trong phần giới thiệu truy cập từ trang chủ, để tìm được những thông tin về lịch sử hình thành, người chịu trách nhiệm, tiêu chí hoạt động,... để xác định xem có đáp ứng các yêu cầu về khoa học hay không.

Các yếu tố để đánh giá tiêu chí của một website là:
o người chịu trách nhiệm: các website tôn trọng các tiêu chí khoa học phải cung cấp thông tin rõ ràng về người chịu trách nhiệm nội dung, kể cả địa chỉ liên lạc;
o mục đích: thông thường, một website tốt sẽ có phần trình bày rõ động cơ và/hoặc mục đích và/hoặc tôn chỉ hoạt động, làm kim chỉ nam cho mọi thông tin được đăng tải;
o tác quyền: tôn trọng tác quyền là một yêu cầu quan trọng trong khoa học, và một website tốt cũng phải thể hiện rõ ràng điều đó, không chỉ trong tôn chỉ hoạt động mà còn trong mọi tin, bài đăng lên;
o tính xác thực của thông tin: thông thường, nếu website là của một cơ quan/tổ chức, thì chính cơ quan/tổ chức đó phải đảm bảo tính xác thực của thông tin được đăng, còn nếu là của cá nhân thì tuỳ thuộc vào ý thức và lương tâm của tác giả website, và rất cần kiểm tra lại từ các nguồn khác trên Mạng;
o cấu trúc website: một website tốt phải được cấu trúc chặt chẽ, sáng sủa, rõ ràng, nhất quán về thông tin, chính xác về ngôn ngữ, tương hợp với tôn chỉ,... giúp người duyệt mạng dễ định vị và tìm kiếm thông tin, và nếu đó là ấn bản điện tử thì phải tuân thủ các quy tắc khoa học trong trình bày thông tin.

Và cuối cùng, sau khi đã đánh giá tổng quát và chọn được tài liệu cần thiết, chỉ còn việclưu lại tài liệu đó vào một thư mục cá nhân (hoặc có thể in ra), và có cách ghi chú rõ ràng, quản lí tốt nguồn tài liệu, để về sau cần phải sử dụng lại để đọc chi tiết, khai thác thông tin, trích dẫn và trình bày tham khảo.
Kinh nghiệm cho thấy:
• nếu không quản lí tốt các tài liệu đã tải về (cách chia thư mục, đặt tên, sắp xếp chủ đề,...) thì về sau sẽ mất rất nhiều thời gian để dò tìm lại những thông tin cần thiết, nhất là khi lượng tài liệu trở nên quá nhiều;
• một tài liệu tìm thấy trên Mạng không trải qua bước đánh giá nghiêm túc thì không chắc chắn đảm bảo độ tin cậy về thông tin khoa học, đặc biệt là không đáp ứng đủ các yêu cầu về trình bày tham khảo trong bài viết khoa học;
• thực hiện tốt khâu chọn lọc và đánh giá tài liệu có vai trò quyết định đến chất lượng tham khảo khoa học, tức có ảnh hưởng quan trọng đến chất lượng đề tài nghiên cứu./.
(Louis Pasteur)
Nguon tu htpp:/­/­­w­wwkhoahocviet.info
Về Đầu Trang Go down
 
phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang
» phuong phap tim kiem tai lieu khoa hoc tren mang (p3)- Cong cu tim kiem google
» Chia sẻ trên mạng, khó hay dễ
» Tài liệu "Toàn văn hội nghị khoa học công nghệ tuổi trẻ y dược lần thứ XV"
» LỚP TỪ VỰNG – NGỮ PHÁP VÀ PHÁT ÂM TIẾNG ANH CĂN BẢN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
Học, học nữa, học mãi...! :: Kỹ năng mềm :: Các kỹ năng liên quan đến máy tính-
Chuyển đến